Khách hàng cần biết về cách tính lãi suất vay ngân hàng để có thể chủ động tài chính trong kế hoạch chi trả khi mua bán nhà đất. Bài viết sau chia sẻ cách tính lãi suất nhanh nhất. Cùng bds tìm hiểu qua bài viết này
Giới thiệu
-
Lãi vay là gì ?
Nói một cách đơn giản, lãi hay còn gọi là lãi vay, hay tiền lãi là chi phí mà người vay phải trả cho người cho vay như một cách bồi thường thiệt hại. Thiệt hại ở đây có thể hiểu là nguy cơ mất đi số tiền gốc, là chi phí cơ hội có thể có nếu số tiền cho vay được sử dụng vào việc khác thay vì cho vay.
-
Lãi suất vay là gì ?
Lãi suất là tỷ lệ phần trăm (%) tăng lên dựa trên số tiền ban đầu mà bên vay phải trả cho bên cho vay trong khoảng thời gian nhứt định (thường được tính theo năm).
Phân loại và ưu – nhược điểm các lãi suất vay
Hiện nay, có ba loại lãi suất chính mà hầu hết các ngân hàng áp dụng cho khách hàng vay vốn, đó là lãi suất cố định, lãi suất thả nổi, và lãi suất hỗn hợp.
-
Lãi suất cố định
Lãi suất cố định là lãi suất được ấn định ở một mức cố định, và điều này được ghi rõ ràng, cụ thể trong hợp đồng vay vốn. Lãi suất cố định sẽ không chịu ảnh hưởng của những biến động lãi suất thị trường, và không thay đổi trong suốt thời gian vay.
Ví dụ:
Anh Duy đi vay tín chấp 50,000,000 (năm mươi triệu đồng) trong thời hạn 2 năm (24 tháng), lãi cố định là 12%/năm. Cách tính lãi suất vay ngân hàng để biết số tiền anh Duy phải thanh toán như sau:
Lãi suất hàng tháng là: 50,000,000 * 12%/24 (tháng) = 250,000 (đồng)
Số tiền phải trả hàng tháng là: 50,000,000/24 (tháng) + 250,000 = 2,333,333 (đồng)
Các tháng tiếp theo số tiền phải trả vẫn là 2,333,333 (đồng) cho đến khi kết thúc hợp đồng.
![]() |
Ưu điểm dễ nhận thấy nhứt của lãi suất cố định là khách hàng biết được chính xác chi phí lãi vay để có sự chuẩn bị về tài chính. Hơn nữa, với mức lãi suất không đổi, khách hàng sẽ tránh được rủi ro về lãi suất trong suốt quá trình vay vốn.
Nếu lãi suất thị trường tăng so với thời điểm vay thì khách hàng sẽ được lợi do lãi suất cũ không biến thiên.
Nhược điểm: trong trường hợp lãi suất biến động giảm so với thời điểm vay thì khách hàng sẽ chịu thiệt.
-
Lãi suất thả nổi (thay đổi/ biến động)
Trái với lãi suất cố định, lãi suất thả nổi là lãi suất sẽ được điều chỉnh định kỳ, có thể là 3 tháng/ lần, 6 tháng/ lần, hoặc 1 năm/ lần, tuỳ vào mỗi ngân hàng. Điều này được thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng cho vay, và được ghi rõ trong hợp đồng tín dụng.
Mức lãi suất thả nổi được điều chỉnh dựa vào lãi suất tham chiếu và chỉ số lạm phát. Nhìn chung, lãi suất thả nổi thường thấp hơn lãi suất cố định, nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ do điều chỉnh của ngân hàng cho vay.
Đối với hình thức lãi suất thả nổi, ta có thể tính mức lại suất ban đầu theo công thức:
Lãi suất trả hàng tháng = (Số tiền vay vốn * lãi suất cố định)/thời gian vay |
Sau thời gian trả lãi cố định ban đầu, lãi suất thả nổi sẽ được tính theo công thức:
Lãi suất trả hàng tháng = (Số tiền vay vốn * lãi suất thả nổi tại thời điểm)/thời gian vay |
Ví dụ:
Chị Min vay thế chấp số tiền 50,000,000 (năm mươi triệu đồng) trong 2 năm với mức lãi suất 0,8%/tháng trong vòng 6 tháng đầu. Sau 6 tháng đó lãi suất sẽ thả nổi và được ước tính vào khoảng 1,25%/tháng.
Như vậy:
Số tiền hàng tháng chị Min phải đóng trong 6 tháng đầu là:
50,000,000/24 tháng + (50,000,000 * 0.8%)/24 = 2,483,333 (đồng)
Sau 6 tháng, lãi suất chị Min phải chịu là:
50,000,000/24 tháng + 50,000,000 * 1.25% = 2,708,333 đồng.
Ta thấy, số tiền chị Min phải đóng cao hơn hẳn so với 6 tháng đầu.
Ưu điểm: trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, thì việc áp dụng lãi suất thả nổi cũng là điều hợp lý. Đôi khi nhờ vào sự biến động đó mà tiền lãi thanh toán cho ngân hàng trong kỳ điều chỉnh sẽ thấp hơn, khách hàng hưởng lợi.
Nhược điểm: thật ra, sự biến động luôn là con dao hai lưỡi, và nó có thể tạo nên rủi ro lớn cho khách hàng, đặc biệt là các khách hàng có khoản vay dài (từ 5 năm trở lên). Vì không ai có thể đảm bảo những biến động kinh tế tác động như thế nào lên sự thay đổi lãi suất. Thực tế cho thấy, lãi suất mà khác phải trả có thể đội lên gấp đôi hoặc gấp rưỡi là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, khách hàng cũng gặp khó khăn trong việc chủ động về mặt tài chính vì không thể dự tính chính xác số tiền lãi phải thanh toán cho ngân hàng.
-
Lãi suất hỗn hợp:
Lãi suất hỗn hợp là sự kết hợp giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi, nghĩa là ban đầu áp dụng hình thức lãi suất cố định, sau đó một thời gian sẽ áp dụng lãi suất thả nổi. Thời gian áp dụng được quy định rõ ràng trong hợp đồng tín dụng.
Lãi suất hỗn hợp hay được áp dụng cho các khoản vay mua nhà hoặc mua xe vì nó có lợi cho khách hàng. Cụ thể, khách được hưởng mức lãi suất cố định ưu đãi, thường là trong 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng hoặc 24 tháng tuỳ gói vay.
Ưu điểm: mức lãi suất ưu đãi thấp trong khoảng thời gian đầu giúp khách hàng giảm bớt tiền lãi thanh toán.
Nhược điểm: sau thời gian áp dụng ưu đãi lãi, lãi suất sẽ được thả nổi theo thị trường; khách hàng sẽ chịu mức lãi cao nếu lãi suất thị trường tăng.
Cách tính lãi suất vay ngân hàng phổ biến hiện nay
-
Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo dư nợ ban đầu (lãi suất cố định)
Đối với phương thức này, khách hàng sẽ thanh toán mức lãi suất cố định được quy định trong hợp đồng. Điều này giúp người vay tránh được các rủi ro do biến động của thị trường.
Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo dư nợ ban đầu, ta áp dụng công thức:
Lãi suất trả hàng tháng = (số tiền vay vốn * lãi suất cố định)/ thời gian vay |
Ví dụ:
Khách hàng vay ngân hàng 30,000,000 (đồng) trong 12 tháng, lãi suất vay là 12%/ năm. Vậy hàng tháng số tiền khách phải trả cho ngân hàng là bao nhiêu ?
Theo công thứ ta có:
Số tiền lãi hàng tháng là: (30,000,000 * 12%)/ 12 = 300,000 (đồng)
Số tiền gốc hàng tháng là: 30,000,000/12 = 2,500,000 (đồng)
Số tiền phải trả hàng tháng là: 2,500,000 + 300,000 = 2,800,000 (đồng)
-
Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo dư nợ giảm dần
Với cách tính này, tiền lãi được tính theo dư nợ thực tế và giảm dần theo từng tháng, vì đã trừ đi khoảng tiền gốc đã được thanh toán trong các tháng trước.
Tiền gốc hằng tháng = Số tiền vay/Số tháng vay Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay * Lãi suất vay theo tháng Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại * Lãi suất vay |
Ví dụ:
Khách hàng vay ngân hàng 60,000,000 (đồng) trong vòng 12 tháng, lãi suất vay là 12%/ tháng. Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo dư nợ giảm dần như sau:
Ta có số tiền gốc hàng tháng phải thanh toán là: 60,000,000/ 12 = 5,000,000 (đồng)
Tháng đầu: 5,000,000 + (60,000,000 * 12%/ 12) = 5,600,000 (đồng)
Tháng thứ hai: 5,000,000 + (60,000,000 – 5,600,000) * 12%/12 = 5,544,000 (đồng)
Tháng thứ ba:
5,000,000 + (60,000,000 – 5,600,000 – 5,544,000) * 12%/12 = 5,488,560 (đồng)
Tháng thứ tư: …
Cứ tương tự như vậy cho đến khi kết thúc khoản vay.
-
Cách tính lãi suất vay thả nổi
Với phương thức này, lãi suất sẽ được điều chỉnh và thay đổi theo từng thời kỳ. Do đó, lãi suất thả nổi có thể tăng hoặc giảm tuỳ thuộc biến động của thị trường.
Ở mức lãi suất ban đầu, công thức tính lãi suất là:
Lãi suất trả hàng tháng = (số tiền vay vốn * lãi suất cố định)/ thời gian vay |
Sau thời gian ưu đãi lãi suất, công thức tính khi có tác động biến đổi của thị trường là:
Lãi suất trả hàng tháng = (số tiền vay vốn * lãi suất thả nổi tại thởi điểm)/ thời gian vay |
Ví dụ:
Khách hàng vay 60,000,000 (đồng) trong 12 tháng, trong 6 tháng đầu áp dụng mức lãi suất 10%. Ngân hàng sẽ thả nổi theo thị trường từ tháng thứ 7 trở đi, mức lãi suất là 8%. Áp dụng công thức, ta có:
Trong 6 tháng đầu, lãi suất trả hàng tháng là: (60,000,000 * 10%)/12 = 500,000 (đồng)
Khi hết mức ưu đãi 6 tháng, lãi suất hàng tháng phải trả theo điều chỉnh của ngân hàng là: (60,000,000 * 8%)/12 = 400,000 (đồng)
Tương tự những tháng tiếp theo đó, lãi suất có thể tăng hoặc giảm tuỳ theo điều chỉnh từ phía ngân hàng.
-
Cách tính lãi suất vay hỗn hợp
Ví dụ: khách hàng vay 600,000,000 (đồng) trong vòng 10 năm để mua nhà. 2 năm đầu lãi suất 8%/ năm, sau đó thả nổi 10.5%/ năm. Vậy hàng tháng khách hàng phải thanh toán bao nhiêu?
Ta có:
Số tiền khách phải trả hàng tháng (vốn + lãi) trong 2 năm đầu là:
(600,000,000/120 + (600,000,000 * 8%)/ 120 = 5,400,000 (đồng)
Số tiền khách phải trả hàng tháng (vốn + lãi) sau 2 năm:
(600,000,000/ 120 + (600,000,000 * 10.5%)/ 120 = 5,525,000 (đồng)
Cách tính lãi suất vay ngân hàng nào có lợi cho người vay nhất
Mỗi cách tính lãi suất vay ngân hàng đều có những ưu và nhược điểm riêng; nhìn chung, số tiền mà khác phải thanh toán khi kết thúc hợp đồng hầu như đều tương đương.
Đối với lãi suất cố định, phương thức này giúp khách hàng tính được chính xác con số cần thanh toán trong suốt thời gian vay nên sẽ chủ động hơn về tài chính trong kết hoạch trả nợ của mình.
Đối với cách tính lãi suất vay ngân hàng theo dư nợ giảm dần, vô tình tạo cho khách hàng cảm thấy bớt áp lực do lãi giảm dần.
Còn phương thức lãi suất thả nổi thì luôn tiềm ẩn những rủi ro đi kèm với lợi ích lãi suất giảm do biến động thị trường giảm. Nếu lãi suất giảm thì rất thuận tiện cho khách hàng, còn nếu lãi suất tăng thì khách có thể đối mặt với nguy cơ mất khả năng chi trả.
Những ngân hàng có hỗ trợ lãi suất vay:
-
Ngân hàng Vietcombank
Để hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn trong thời gian dịch bệnh cho các doanh nghiệm thuộc 9 ngành bị ảnh hưởng nặng nề, Vietcombank quyết định giảm lãi suất 1%/ năm, vay vốn tiêu dùng có thể hưởng mức 0.5%/ năm
-
Ngân hàng Agribank
Đối với dư nợ cho vay ngắn hạn có lãi suất 5%/ năm trở lên, và dư nợ cho vay trung và dài hạn có lãi suất từ 7%/ năm trở lên, Agribank sẽ giảm thêm 1%.
-
Ngân hàng BIDV
1% sẽ là mức giảm đối với dư nợ hiện hữu và tối đa 2% đối với nhóm khách hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Corona là mức ưu đãi mà BIDV công bố.
-
Ngân hàng Sacombank
Tương tự như những ngân hàng khác, Sacombank cũng đưa ra mức giảm 1%/ năm dành cho khách hàng. Ngoài ra, ngân hàng còn ưu đãi về phí dịch vụ, cơ cấu nợ và điều chỉnh giảm khung lãi suất cho vay.
Bảng Tổng Hợp Lãi Suất Vay 10 Ngân Hàng Tốt Nhất (nguồn: Internet)
Kết luận
Dựa trên những hướng dẫn vô cùng chi tiết ở bài viết này, bds101.com hy vọng rằng bạn không chỉ biết mà còn nắm thật rõ cách tính lãi suất vay ngân hàng nhanh nhất và chính xác nhất.
Bài viết tham khảo: