Đất vốn là tài sản bất biến và có giá trị sử dụng lâu dài, là một nhu cầu thiết yếu của mọi tầng lớp nhân dân. Dân số có thể tăng lên nhưng đất ở thì không thể sinh sôi thêm nữa. Bởi thế, đầu tư bất động sản là một khoản đầu tư sinh lời rất lớn. Tuy nhiên, nên đầu tư đất ở đâu lại là một câu hỏi khiến nhiều nhà đầu tư đắn đo và suy nghĩ. Cùng bds101 tìm hiểu tại bài viết sau
Những yếu tố tạo nên giá trị của đất:
Vị trí:
Một trong những yếu tố tiên quyết tạo nên giá trị của bất động sản là vị trí. Có thể nói, vị trí luôn tỉ lệ thuận với mức giá. Một mảnh đất giá thành cao, xứng đáng đầu tư phải là một mảnh đất có tọa độ địa lý đẹp.
Nhìn vào một mảnh đất, một dự án; người ta sẽ nhìn vào hạ tầng giao thông nơi đó có tốt không, liên kết vùng có đa dạng, có gần các dự án khu đô thị quy mô lớn hay không? Và rõ ràng, những vị trí tốt như gần các cơ quan hành chính, các văn phòng cao cấp, gần sông, hồ,… sẽ là yếu tố tạo nên giá trị bất động sản.
Tuy nhiên, không thể cứ chăm chăm nhìn vào vị trí là có thể định giá chính xác giá trị bất động sản mà còn phải nhìn vào các yếu tố khác như pháp lý, xã hội, kinh tế,… Song, kinh tế thì có thể phát triển, pháp lý có thể củng cố, xã hội có thể trở nên văn minh hơn,.. nhưng vị trí là hoàn toàn cố định và bất biến. Cùng là một kích cỡ nhưng khi di chuyển mảnh đất đó đến một vị trí khác thì giá của nó sẽ ngay lập tức biến đổi cho tương xứng với nơi mà nó tọa lạc.
Kinh tế:
“Nên đầu tư đất ở đâu” không chỉ là câu hỏi quan tâm đến nhu cầu sử dụng, mặt tiện ích mà còn phải quan tâm đến khả năng sinh lời trong tương lai của mảnh đất đó. Nếu xét về yếu tố kinh tế thì khả năng mang lại lợi nhuận và tiện nghi kết nối là hai yếu tố cốt lõi mà các nhà đầu tư không thể bỏ qua.
Trước hết là khả năng mang lại lợi nhuận. Mảnh đất hay căn hộ đem lại cho bạn lợi nhuận nhiều hay ít trong vòng một năm thì mảnh đất và căn hộ đó cũng sẽ mang lại lợi nhuận tương xứng cho bạn khi bạn quyết định mục đích sử dụng mảnh đất. Điều đó có nghĩa: giá trị thực tế lúc bán của nó chịu ảnh hưởng từ lợi nhuận của việc kinh doanh, cho thuê,… trước đó.
Yếu tố thứ hai nằm trong yếu tố kinh tế là tiện nghi. Nó bao gồm các hệ thống tiện ích nội khu và ngoại khu như hệ thống điện nước, thang máy, điều hòa nhiệt độ, thông tin liên lạc,…Hệ thống càng được trang bị đầy đủ, hiện đại, chất lượng tốt thì giá trị của bất động sản ngày càng có giá và tăng cao.
Thị trường:
Yếu tố thị trường là nói về tính hữu dụng của đất, gồm giá trị sử dụng đất được khai thác trong thực tế và giá trị tiềm ẩn trong tương lai. Thực tế trên thị trường hiện nay, có nhiều nhà đầu tư đã thu lại lợi nhuận lớn từ việc “đón sóng” thị trường và nắm bắt thời cơ.
Chọn đầu tư một mảnh đất, căn hộ,.. không chỉ nghiên cứu mỗi mảnh đất đó mà còn phải cân nhắc đến nhu cầu thị trường, đánh giá được mức cung – cầu có sự chênh lệch hay không, dân cư đang số đông hướng đến loại hình bất động sản nào. Chẳng hạn như nhu cầu sở hữu đất nền tăng cao thì nhu cầu sử dụng căn hộ chung cư sẽ giảm xuống và ngược lại.
Xã hội:
Một yếu tố tác động lớn đến giá trị bất động sản là xã hội. An ninh khu vực, phong tục tập quán, trình độ dân trí, y tế, giáo dục,… chắc chắn sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống dân cư và tiềm năng đầu tư.
Pháp lý:
Tuy rằng đây không phải là một yếu tố bất biến như vị trí địa lý nhưng cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng để các nhà đầu tư đưa ra lựa chọn của mình.
Một mảnh đất, căn hộ có đầy đủ sổ hồng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,… chắc chắn sẽ được để ý hơn so với các căn hộ còn lại. Hơn nữa, các quy định về xây dựng và kiến trúc gắn liền với bất động sản cũng cần phải chú ý, Ví dụ như quy định: các công tình xây dựng gần đương băng, khu vực lên xuống của máy bay thì không được xây dựng cao quá 3 tầng,…
Nên đầu tư đất ở đâu?
Nơi có vị trí thuận lợi:
Bất động sản nằm ở khu vực trung tâm chắc chắn sẽ là câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi “nên đầu tư đất ở đâu?”. Tại sao những mảnh đất nằm ở khu vực trung tâm lại có giá thành cao hơn các khu vực khác. Đó là bởi vì nơi đây sẽ là tập hợp của các trung tâm thương mại lớn, các tiện ích phục vụ nhu cầu đời sống cư dân và nơi đây chắc chắn sẽ được đầu tư hạ tầng nhiều hơn là các vùng ngoại thành khác. Sẽ hiếm có ai dám mạo hiểm để đầu tư tiền của của mình vào một mảnh đất “đồng không mông quạnh”, dân cư thưa thớt và dấu hiệu phát triển vẫn còn ngắt quãng.
Một vị trí nữa trả lời cho câu hỏi “Nên đầu tư đất ở đâu” là ở các trục đường chính, các ngã ba, ngã tư – nơi có các tuyến đường giao thông quan trọng đi qua. Mảnh đất tọa lạc tại nơi đây chắc chắn sẽ là mảnh đất vàng để đầu tư bởi có thể sinh lời từ việc mở các dịch vụ, cho thuê hay những hoạch định trong tương lai đều có tiềm năng lớn.
Ngoài ra, nên đầu tư đất ở các vùng ngoại ô, khu vực lân cận các thành phố lớn với bán kính lí tưởng từ 10 – 12km vì giao thông nơi đây cũng thuận tiện, việc đi lại và vận chuyển hàng hóa dễ dàng và các dự án ở đây tăng trưởng đều, hiếm khi bị mất giá.
Một vị trí cuối cùng mà các nhà đầu tư nên cân nhắc là ở các địa phương có những dự án nâng cao đang được xây dựng như cầu vượt, đường cao tốc,…bởi vị trí này sẽ thu hút dân cư đến sinh sống, lập nghiệp ngày càng nhiều và tiềm năng sinh lời trong tương lai có thể dự đoán được.
Nơi có tiềm năng phát triển:
Tiềm năng hay còn được gọi là những thế mạnh, nguồn lực chưa được khai thác hết. Tiềm năng thường sẽ được xét trên hai yếu tố là tiềm năng đầu tư và tiềm năng mua ở.
Một mảnh đất được gọi là tiềm năng phải là một mảnh đất mà xứng đáng làm nơi cứ trú. Nơi đó thích hợp cho ai? Môi trường sống thế nào? Xã hội ra sao? Khu vực đó có những điều kiện tự nhiên nào? Khi dân cư đến ở thì họ có thể làm những công việc gì để kiếm tiền?….
Giá là một con số còn giá trị bất động sản thì phụ thuộc vào tâm lí người mua. Nếu biết cách khai thác các thông tin và các đặc điểm được coi là điểm mạnh của bất động sản thì cảm nhận của người mua cũng được thay đổi. Vì thế, khi đặt câu hỏi “nên đầu tư đất ở đâu?”, các nhà đầu tư cần chú ý tìm hiểu thật kĩ để có tâm lí vững vàng.
Một số địa điểm nên đầu tư đất:
Khu vực phía Đông thành phố Hồ Chí Minh:
Khu vực ven thành phố, phía Đông như Quận 2 và Quận 9 là những khu vực thưa dân và tiện nghi sống không nhiều. Thế nhưng, khoảng 6 năm trở lại đây, khu vực này đã có sự chuyển mình mạnh mẽ khi giá bất động sản tăng nhanh và hàng loạt các dự án lớn nhỏ được đầu tư. Lí giải cho hiện tượng này cũng phải kể đến diện tích đất ở các quận nội thành ngày một khan hiếm, không đủ nguồn cung đáp ứng cho cho nhu cầu của con người.
Không phải ngẫu nhiên Quận 2 và Quận 9 lại là câu trả lời cho câu hỏi “nên đầu tư đất ở đâu?”. Tại sao lại vậy? Đó là bởi vì các dự án được quy hoạch, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, các trục đường huyết mạch giải quyết tốt vấn đề liên kết vùng như đường song hành cao tốc Long Thành – Dầu Giây – Thành phố Hồ Chí Minh, đường vành đai 2 hay hệ thống các câu cầu Thủ Thiêm,… Hơn nữa, Quận 2 lại được thiên nhiên ưu ái khi có con sông Sài Gòn chảy qua, mang lại cho nơi đây cảnh quan đẹp, không khí trong lành, xứng đáng là chốn nghỉ chân bình yên cho mỗi gia đình.
Khu Đông Sài Gòn cũng được dự đoán sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa khi vùng đát “hẻo lánh” ngày nào đã trở thành khu đô thị với hàng loạt nhà phố hiện đại. Hơn nữa, với xu hướng phát triển bất động sản ngày nay thì các thành phố vệ tinh như khu Đông chắc chắn sẽ còn nóng sốt hơn nữa trong tương lai.
Tuy nhiên, nếu muốn sở hữu một mảnh đất giá ổn ở Quận 2 hay Quận 9 thì nó lại khá xa trung tâm. Vì thế, nhiều nhà đầu tư thường lựa chọn các căn hộ chung cư làm nơi sinh sống vì nó có mức giá đa dạng và thường được ngân hàng hỗ trợ nên gánh nặng về tài chính cũng được giảm bớt phần nào.
Khu vực Quận 4:
Quận 4 có vị trí giáp Quận 1 trung tâm và Quận 7. Quận 4 từ một vùng đất bao quanh bởi sông nước nay đã vươn mình thành “trung tâm” mới khi là điểm đến của hàng loạt ông lớn bất động sản trong nhiều năm qua.
Với vị trí bốn mặt giáp sông thì việc liên kết khu vực chủ yếu nhờ vào các cây cầu nên lưu thông cũng phần nào hạn chế. Tuy nhiên, hệ thống các cây cầu vẫn đang được cải thiện và nâng cấp. Có thể kể đến một số công trình như: cầu Ông Lãnh, cầu Nguyễn Văn Cừ nối Quận 4 và Quận 1, cầu Khánh Hội, cầu Tân Thuận, cầu Kênh Tẻ nối Quận 4 và Quận 7, cầu Nguyễn Văn Cừ nối Quận 4 và Quận 8,…
Và bất động sản Quận 4 vẫn đang chuyển dịch dần. “Nên đầu tư đất ở đâu?” ở quận 4 sẽ là câu hỏi không khó để giải đáp. Trục đường Bến Vần Đồn, song song với đại lộ Võ Văn Kiệt, cách phố đi bộ Nguyễn Huệ chưa đến nửa km đã tăng giá mạnh trong nhiều năm qua. Hiện tại, giá đất ở trục đường này luôn cao và cũng không còn quỹ đất để phát triển thêm dự án. Do đó, các nhà đầu tư chuyển tầm nhìn sang các khu vực khác của Quận 4.
Hai con đường Nguyễn Tất Thành và Tôn Thất Thuyết trở nên đáng giá hơn, việc mua bán bất động sản tại đây diễn ra tấp nập.
Khu vực Quận Tân Phú:
“Nên đầu tư đất ở đâu?” trong thành phố Hồ Chí Minh thì câu trả lời là khu vực phía Tây thành phố – Quận Tân Phú. Nơi đây đang là địa bàn được quy hoạch hoàn chỉnh về cơ sở hạ tầng, giáp với các quận huyện khác như quận Bình Tân, Quận 6, Quận 11, Quận 12.
Với hạ tầng đồng bộ, đầy đủ các tiện ích từ trung tâm thương mại, hệ thống các siêu thị lớn, bệnh viện, chợ sầm uất,…đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt thường nhật của người dân.
Một yếu tố nữa chứng tỏ đất quận Tân Phú là đáp án cho câu hỏi “nên đầu tư đất ở đâu” là tốc độ phát triển đô thị nơi đây. Một nguyên nhân khác khiến bất động sản quận Tân Phú tăng cao là nguồn cung suy giảm nhanh chóng. Khoảng một vài năm về trước, quận là khu vực nội thành có nhiều dự án lớn được triển khai. Tuy nhiên gần đây, các dự án mở bán rất ít và hầu như đều là các dự án đã bán thành công phần trăm lớn các nguồn hàng trước đó.
Tuy có nhiều biến động nhưng bất động sản quận Tân Phú vẫn là một địa điểm xứng đáng để các nhà đầu tư cân nhắc và xem xét.
Bình Dương:
Khoảng một năm trở lại đây, Bình Dương đang bứt tốc với hàng loạt các dự án được triển khai, được nhiều chủ đầu tư quan tâm và săn đón. Nguyên nhân là do nơi đây có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất cả nước, hạ tầng được nâng cấp đồng bộ, dân số trẻ tăng cao,…
Một số điểm mạnh về hạ tầng như Quốc lộ 13 với 6 làn xe nối Bình Dương với trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, xây cầu vượt nút giao Ngã 6 vòng xoay An Phú – Mỹ Phước Tân Vạn,… Trong tương lai, thành phố còn mở rộng các cảng sông, cảng cạn, hệ thống đường sắt nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế của cư dân.
Chính sự phát triển thần tốc của kinh tế và hạ tầng đã trở thành điểm tựa vững chắc cho bất động sản Bình Dương. Khu công nghiệp lớn như Vsip 1, khu công nghiệp Việt Hương và chợ Bình Thuận 2, chợ Thành Nam góp phần làm phong phú tiện nghi nơi đây. Các nguồn cung căn hộ của tỉnh cũng khá đa dạng và các dự án đất nền, nhà phố thường chiếm sự quan tâm nhiều hơn.
Một số dự án đất nền nổi bật tại Bình Dương như: The Sun – Dream City Bàu Bàng, Luxcity Thủ Dầu Một, Bến Cát City Zone Bình Dương hay dự án Thăng Long Central City Bình Dương,…
Một số rủi ro khi đầu tư đất:
Quá trình giải phóng mặt bằng không thuận lợi:
Đây có lẽ là rủi ro của hầu hết các doanh nghiệp trên thị trường bất động sản vì có muốn dự án triển khai theo đúng tiến độ thì mảnh đất đó phải là đất sạch. Các loại thế, các khoản dự phòng,.. liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng vẫn luôn là mối bận tâm.
Môi trường xung quanh nhiều rủi ro:
Môi trường xung quanh chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến giá trị của một mảnh đất. Một môi trường trong lành, các tiện ích đầy đủ, các khu vực liên kết nhau không gián đoạn sẽ làm giá đất tăng lên. Ngược lại, một môi trường ô nhiễm, thiếu thốn tiện nghi thì giá trị khai thác của dự án sẽ giảm mạnh và thất thoát. Tuy nhiên, tiến độ hạ tầng còn phụ thuộc và vốn ngân sách. Chẳng hạn như khi dự án đã hoàn thành mà vấn đề cầu đường dẫn vào dự án vẫn chưa đưa vào sử dụng thì thất bại cũng là mối lo lớn.
Rủi ro về chính sách:
Ảnh hưởng đến việc kinh doanh địa ốc phải kể đến các chính sách như Luật kinh tế, Luật kinh doanh, Luật đầu tư bất động sản. Chính sách có thể trở thành cú hích thị trường nhung chính sách cũng có thể khiến doanh nghiệp chao đảo chỉ vì một vài chi tiết nhỏ. Bởi thế, nhà đầu tư cần phân tích cụ thể ảnh hưởng của chính sách đến những dự án trước khi quyết định đầu tư bất cứ một khu vực bất động sản nào.
Năng lực tài chính của chủ đầu tư còn hạn chế:
Với các nhà đầu tư thứ cấp thì dòng vốn đầu tư bất động sản không nhiều. Nếu chủ quan khi lên kế hoạch phân bổ vốn thì nhà đầu tư dễ gặp rủi ro do không có chi phí dự phòng. Khi nguồn cung không có, dự án sẽ bị hoãn lại, trở thành dự án “ma”. Từ đó, không chỉ doanh nghiệp mà cả nhà đầu tư đều chịu thiệt hại lớn.
Kết luận:
Thị trường đất ngày nay nhận được sự quan tâm và đầu tư lớn. Các nhà đầu tư sẽ cạnh tranh nhau để ra mắt sản phẩm mới, nhờ đó người mua được tiếp cận các sản phẩm có chất lượng cao hơn. Việc tìm hiểu chính xác các thông tin sẽ giúp nhà đầu tư không chạy theo đám đông mà lựa chọn được mảnh đất có giá trị.
Qua bài viết này, BDS101 mong rằng sẽ cung cấp cho bạn thêm một số thông tin, góp phần giúp bạn đưa ra sự lựa chọn sáng suốt.
Bài viết cùng chủ đề: