Đối với những nhà môi giới hay những nhà đầu tư bất động sản chắc hẳn không xa lạ với thuật ngữ suất ngoại giao. Tuy nhiên đối với những người mới tiếp xúc thị trường bất động sản không phải ai cũng hiểu suất ngoại giao là gì.
Chính vì vậy bds101.com sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết suất ngoại giao là gì cũng như những lợi ích và rủi ro mà suất ngoại giao mang lại khi mua bán qua bài viết dưới đây.
Suất ngoại giao là gì?
HIện nay thuật ngữ suất ngoại giao xuất hiện rất nhiều trong thị trường kinh doanh bất động sản. Đặc biệt cụm từ này còn thường xuyên được nhiều người bán và người môi giới nhắc đến trong các giao dịch chào mời.
Khái niệm suất ngoại giao là gì?
Suất ngoại giao là gì chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Hiểu một cách đơn giản suất ngoại giao là những suất mua bất động sản được các chủ đầu tư bán với giá ưu đãi cho một số đối tượng nhất định.
Những suất mua bất động sản này có thể là căn hộ chung cư, đất nền phân lô, biệt thự hay nhà liền kề,…
Trong pháp luật hiện hành chưa đề cập đến khái niệm suất ngoại giao. Cách hiểu trên đây chỉ được hình thành và sử dụng theo thói quen nói
Suất ngoại giao trên thực tế cũng được bán trên thị trường. Bởi có rất nhiều người được mua suất ngoại giao nhưng họ lại không có nhu cầu sử dụng nên bán lại để hưởng mức chênh lệch.
Tuy vậy mức giá họ bán lại những suất bất động sản đấy vẫn rẻ hơn rất nhiều so với giá thương mại trên thị trường.
Các thông tin rao bán suất ngoại giao hiện nay rất nhiều với mức giá vô cùng hấp dẫn đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người đầu tư bất động sản. Mặc dù vậy, trước khi mua cũng nên kiểm tra cân nhắc thật kỹ vì suất ngoại giao cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Khái niệm quỹ căn ngoại giao
Liên quan đến suất ngoại giao là gì, bạn cần hiểu thêm một thuật ngữ nữa đó là quỹ căn ngoại giao. Hiện nay khái niệm quỹ căn ngoại giao chưa được luật kinh doanh bất động sản hay những văn bản pháp lý liên quan định nghĩa.
Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản cụm từ này trên thực tế là một quỹ bao gồm nhiều suất ngoại giao đã được dành riêng ra cho một số đối tượng với mức giá vô cùng hấp dẫn.
Trong trường hợp may mắn gặp một quỹ căn ngoại giao phong phú và đa dạng thì người mua có thể dễ dàng tìm kiếm một căn hộ phù hợp cho bản thân.
Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp lừa đảo đã lợi dụng niềm tin của khách hàng, tạo nên những qũy căn ngoại giao ảo nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Suất ngoại giao bản chất là những căn hộ giá rẻ mà chủ đầu tư muốn dành cho một số đối tượng. Chính vì vậy có thể thấy, với thực trạng “sốt đất” như hiện này thì những quỹ căn ngoại giao sẽ không có nhiều.
Lợi ích và rủi ro của suất ngoại giao khi mua bán
Trong quá trình mua bán sẽ thấy được những lợi ích và rủi ro của suất ngoại giao như sau:
Lợi ích của suất ngoại giao là gì?
Như đã giải đáp trong phần suất ngoại giao là gì, lợi ích của việc mua suất ngoại là sẽ mua được một suất bất động sản có giá cả vô cùng ưu đãi so với giá thương mại trên thị trường. Đây cũng là lợi ích lớn nhất của suất ngoại giao trong khi mua bán.
Rủi ro của suất ngoại giao là gì?
Mặc dù nhận được sự ưu đãi về giá thành nhưng khi mua suất ngoại giao tồn tại rất nhiều rủi ro.
Về mặt pháp lý, chủ đầu tư sẽ không phải chịu trách nhiệm hay có bất kỳ nghĩa vụ nào đối những người mua lại suất ngoại giao.
Bởi lẽ như vậy là do trên hợp đồng giữa chủ đầu tư và người sở hữu đã nêu rõ không được phép chuyển nhượng nên sổ đỏ sẽ được cấp cho người đứng tên trong hợp đồng chứ không cấp cho người mua lại suất ngoại giao.
Vì thế mà đối với những người mua lại suất ngoại giao thì có thể gặp những yêu sách của người bán. Một số yêu cầu của người bán mà người mua thường gặp như tăng giá bán, không cấp giấy chứng nhận đúng hạn,…
Trong thực tế, khi mua bán bất động sản suất ngoại giao, thường người bán sẽ ủy quyền cho người mua thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng mua bán suất bất động sản giữa người bán và chủ đầu tư.
Lúc này người mua được liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm hoàn tất thủ tục để lấy giấy chứng nhận. Bên cạnh đó người mua cũng được tùy ý quyết định tặng, cho, bán,… đối với suất bất động sản đó.
Tuy nhiên khi trường hợp xấu nhất là người ủy quyền hay chính là người bán chết thì hợp đồng ủy quyền sẽ không còn hiệu lực. Và nếu người thừa kế của chủ sở hữu chính thức không để người mua có quyền và nghĩa vụ với suất bất động sản đó thì người mua có thể bị mất trắng hoàn toàn.
Cách để mua suất ngoại giao là gì?
Như đã giải nghĩa suất ngoại giao là gì, đây chính là những suất mua bất động sản được các chủ đầu tư bán với giá ưu đãi cho một số đối tượng nhất định.
Vì vậy để nhận được cơ hội mua suất ngoại giao, bạn cần làm việc trong những cơ quan, đơn vị có thực hiện liên kết với chủ đầu tư căn hộ.
Bên cạnh đó, một cách mua khác thường thấy đó là tạo mối quan hệ đối với những người được mua suất bất động sản này. Tuy nhiên đây là một cách tương đối rủi ro.
Còn đối với những người có nhu cầu mua suất ngoại giao mà không thuộc diện trên thường sẽ chỉ có thể mua lại thông qua những người đã có suất ngoại giao nhưng không có nhu cầu xây nhà ở.
Với những người khi đã nhận được suất ngoại giao mà không có nhu cầu sử dụng thường sẽ xử lý theo một trong hai trường hợp sau:
- Suất ngoại giao được ký gửi và bàn giao lại cho chính chủ đầu tư
- Suất ngoại giao được ký gửi tại sàn giao dịch để bán cho những khách hàng có nhu cầu khác.
Nên mua căn hộ chung cư suất ngoại giao không?
Căn hộ chung cư suất ngoại giao thường có mức giá tương đối rẻ, do vậy được rất nhiều người quan tâm vì nghĩ mua được bất động sản với giá tốt. Tuy nhiên xét về tính pháp lý, căn hộ chung cư suất ngoại giao tồn tại những rủi ro cần được lưu tâm
Với những phân tích về rủi ro của suất ngoại giao trong khi mua bán mà bds101.com đã đề cập bên trên cho thấy việc mua bán căn hộ suất ngoại giao chủ yếu dựa vào yếu tố tin tưởng giữa người mua đối với người bán và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro đối với người mua.
Do đó việc nên hay không nên mua căn hộ chung cư suất ngoại giao vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi do còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về pháp lý. Tùy thuộc vào bản thân mỗi người mà sẽ đưa ra quyết định nên mua suất ngoại giao hay không
Tuy nhiên nếu bạn muốn mua suất ngoại giao thì nên có sự hiểu biết về pháp luật cùng nhiều yếu tố khác như ngân sách, chất lượng dự án, chủ đầu tư, niềm tin ở người bán,… Tránh chốt đơn vội vàng vì giá rẻ mà có thể dẫn đến tiền mất tật mang.
Suất ngoại giao có giá bao nhiêu?
Như đã đề cập trong phần suất ngoại giao là gì, mức giá của suất ngoại giao rất thấp so với các sản phẩm bất động sản khác trên thị trường.
Bên cạnh đó, tính thanh khoản của suất ngoại giao cũng linh động và ưu đãi hơn nhiều các suất bất động sản khác trong cùng một dự án.
Tuy nhiên người mua sẽ không được quyền lựa chọn suất bất động sản muốn mua mà chỉ được phép mua theo suất mua đã được chỉ định. Điều này có thể gây nên những bất cập nếu như người mua không hài lòng với chất lượng của suất bất động sản.
Do vậy, khi quyết định bỏ tiền ra để mua suất ngoại giao, người mua cần phải lưu ý những vấn đề như vị trí, phong thủy, diện tích có thể sử dụng, tổng diện tích và khả năng có thể bán lại suất bất động sản đó.
Những điểm cần lưu ý khi mua suất ngoại giao là gì ?
Trước khi quyết định mua, người mua cần tìm hiểu rõ quy định pháp luật có liên quan để hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra. Nếu gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu thì có thể liên hệ với các đơn vị, cơ quan tư vấn pháp luật để nhận được hỗ trợ tốt nhất.
Bên cạnh đó tiến độ và dự định thi công dự án trong tương lai cũng là vấn đề mà người mua cần lưu ý. Điều này sẽ giúp cho người mua tránh được những tình huống mất tiền vào những dự án ảo, dự án có chất lượng kém và nguy cơ xuống cấp.
Cuối cùng để an toàn nhất cho bản thân thì ngoài việc tìm hiểu chính xác các quy định pháp luật liên quan thì người mua nên dự tính cho bản thân những phương án phòng ngừa đối với mọi tình huống có thể xảy ra.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của bds101.com về suất ngoại giao là gì cũng như những lợi ích và rủi ro khi mua suất ngoại giao. Hy vọng những thông tin mà bds101.com chia sẽ trên đây sẽ giúp bạn đọc có được những cân nhắc phù hợp trước khi mua loại bất động sản này.
Bài viết tham khảo
Thuế phi nông nghiệp là gì? Hướng dẫn tính thuế đất phi nông nghiệp